Search…

J. P. Morgan - Trùm Tài Chính

17/05/202112 min read
J. P. Morgan - Trùm Tài Chính

John Pierpont Morgan sinh năm 1837 tại Connecticut, Hoa Kỳ, được xem như trùm tài chính có vai trò to tớn trong nền tài chính và công nghiệp Hoa Kỳ trong thế kỷ 19.

Thời đại của ông đón nhận rất nhiều dấu hiệu tích cực về tương lai của ngành ngân hàng cùng với truyền thống kinh doanh của gia đình hun đúc ý chí cho John từ bé. John bắt đầu làm việc trong chi nhành ngân hàng tại London của cha mình - ông Junius Spencer Morgan - từ năm 20 tuổi. Một năm sau, cậu trai trẻ chuyển sang New York để làm việc cho ngân hàng Dunncan - ngân hàng đại diện của George Peaboy & Company - là 1 đối tác của cha ông.

Năm 1864, J.S Morgan & Co. – ngân hàng Morgan đầu tiên được thành lập. Giai đoạn này, ông làm đại diện cho công ty gia đình J. Pierpont Morgan & Company tại New York. Với vai trò này, ông phát triển mối quan hệ với giới tài chính của 2 cường quốc kinh tế - chính trị thế giới là Anh và Mỹ.

Năm 1870, J.P. Morgan hỗ trợ chính phủ Pháp tới 500 triệu mỹ kim cho chiến tranh ở Châu Âu trong giai đoạn chống lại đế chế German của Ottovon Bismarck với lãi suất 1%/năm - sự kiện biến J.P. Morgan trở thành tập đoàn đầu tiên có các đối tác vay là chính phủ.

Năm 1871, ông cùng Anthony Drexel ở Philadelphia thành lập Ngân hàng Drexel-Morgan tại New York. Thương vụ sát nhập Drexel - Morgan đã mở rộng phạm vi kinh doanh, tăng cường quan tệ quốc tế và bổ sung nguồn vốn cho ngân hàng. Drexel-Morgan hỗ trợ nhà đầu tư xây dựng đường ray xe lửa vay những khoản tiền khổng lồ, đồng thời là chủ nợ của các tập đoàn công nghiệp lớn của Hoa Kỳ trong những năm 1880.

Năm 1895, sau cái chế của Anthony Drexel, công ty đổi tên thành J.P. Morgan & Company.

Ông cũng bắt đầu đảm nhận vài trò thay cha Ông phải kinh doanh theo hướng truyền thống của gia tộc, nhưng với quyết tâm tạo ra đế chế của riêng mình, Morgan nhìn thấy cơ hội của kỷ nguyên đèn điện và tin rằng điện là nguồn năng lượng của tương lai. Với phát minh của Edison, ông đầu tư vào công ty Edison General Electric. 

Cuộc chiến giữa Edison và Tesla để khẳng định vị thế và sự lớn mạnh của dòng điện AC và DC làm tưng bừng báo giới đẩy Morgan vào thế tiến thoái lưỡng nan. Ông có công hợp nhất Edison General Electric và Thompson-Houston Electric thành General Electric.

Giai đoạn thịnh vượng

Giai đoạn thịnh vượng trong sự nghiệp, Morgan đầu tư tài chính vào nhiều tập đoàn lớn và có tác động to lớn đến hệ thống tài chính của Hoa Kỳ. Ông có công trong việc chặn đứng khủng hoảng tài chính năm 1970.

Từ đối đầu tranh giành giữa thị trường tài chính phố Wall sang liên kết nhằm kiểm soát chính trị Mỹ với John D. Rockefeller này, còn có John Pierpont Morgan - kẻ khuynh đảo ngành công nghiệp sắt thép và tài chính. 

Với thế lực của mình, hai đế chế Rockefeller và Morgan đã biến nền kinh tế non trẻ của Mỹ thành một cường quốc công nghiệp mạnh nhất thế giới và khiến trung tâm tài chính thế giới dịch chuyển từ London sang New York.

Khi John Pierpont Morgan đến Phố Wall, mọi thứ chỉ như một “mớ bòng bong” với tình trạng cạnh tranh lợi ích gay gắt và là một trong nhiều trung tâm tài chính vẫn đang chật vật với những tàn dư của chủ nghĩa thực dân. Tuy nhiên, khi ông rời khỏi Phố Wall, nơi đây lại trở thành một nhóm các doanh nghiệp lớn gắn bó chặt chẽ với nhau, dẫn đầu một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.

Phần lớn sự khởi sắc của Phố Wall hồi cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 được thúc đẩy bởi tầm ảnh hưởng của J.P. Morgan. Trong cuộc đời mình, ông đã đảm nhận rất nhiều vai trò: chủ ngân hàng, nhân viên tài chính và một vị anh hùng.

Được mệnh danh là “Napoleon của Phố Wall”, J.P. Morgan đóng vai trò quan trọng trong việc đưa nền kinh tế non trẻ của Mỹ trở thành một cường quốc công nghiệp lớn mạnh nhất thế giới trong suốt nửa sau thế kỷ 19. Đầu thế kỷ 20, ông đã thành lập những tập đoàn công nghiệp hùng mạnh và góp phần thay đổi trung tâm tài chính thế giới từ London sang New York.

Khi giá vàng lên xuống do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Nam – Bắc Mỹ, J.P. Morgan rất quan tâm đến loại hàng hoá này. Nhờ nắm vững thông tin về cuộc nội chiến, ông đã liên hệ với một nhân viên điện tín để có thông tin nhanh hơn và từ đó có điều chỉnh thích hợp để mua/ bán vàng. Sau khi tích luỹ được khoản tiền lớn, thương hiệu J.P. Morgan lại càng trở nên quyền lực ở Phố Wall.

Khi Mỹ trải qua cuộc khủng hoảng năm 1893, ông cùng gia đình Rothschild đã hỗ trợ kho bạc 100 tấn vàng để giúp thị trường tài chính ổn định. Vào thời kỳ đỉnh cao của thế kỷ 20, J.P. Morgan, Phố Wall và chính phủ ngày càng lo ngại về vị thế “một quốc gia mang nợ” của Mỹ. Phố Wall có niềm tin chắc chắn rằng cần phải có một dòng tiền ổn định trước khi nước Mỹ thoát khỏi thời kỳ khó khăn. J.P. Morgan chính là người được Phố Wall cử đến Nhà Trắng để thảo luận về vấn đề này với tổng thống.

Năm 2000 diễn ra một sự kiện nổi bật, đó là Tập đoàn Chase Manhattan ký kết hiệp ước sáp nhập với tập đoàn J.P.Morgan với một thoả thuận trị giá 33 tỷ USD. Ngân hàng sáp nhập từ 2 tập đoàn khổng lồ này trở thành ngân hàng cho các nhà tài phiệt lớn của Mỹ. Thương vụ này diễn ra khi cả 2 tập đoàn muốn gia tăng tiềm lực để cạnh tranh với các đối thủ.

Hiện tại, J.P. Morgan là ngân hàng lớn nhất nước Mỹ với vốn hoá gần 350 tỷ USD. Tính đến cuối tháng 9/2020, JPMorgan Chase nắm giữ khối tài sản trị giá 3,24 tỷ USD, tăng 17,41% so với cùng kỳ năm trước.

Ông mất năm 1913 khi 75 tuổi, để lại toàn bộ tài sản cho con ông, John Pierpont Morgan.

Phố Wall là khái niệm kinh điểm của ngành Tài chính - Ngân hàng, cũng là nơi đóng đô của hệ thống ngân hàng nổi tiếng bậc nhất nước Mỹ. Đế chế Morgan đã biến nền kinh tế non trẻ của Mỹ từ những năm sau nội chiến thành cường quốc công nghiệp, đưa trung tâm tài chính dịch chuyển từ London sang New York.

Bức tranh toàn cảnh của một gia tộc kéo dài qua bốn thế hệ, thay nhau nắm giữ, chèo lái, phát triển, trải thăng trầm rồi lại hồi sinh duy trì sự thịnh vượng ngoạn mục khó thể ngờ tới.

Với danh tiếng là ngân hàng cao cấp nhất, đế chế tài chính Morgan từng phục vụ cho nhiều gia tộc đình đám như nhà Astors, Guggenheims, du Ponts và Vanderbilts; cung cấp tài chính cho nhiều gã khổng lồ trong ngành công nghiệp như U.S. Steel, General Electric, General Motors, Du Pont, Công ty Điện thoại và Điện báo Mỹ. Họ đồng thời cũng tham gia vào hội đồng của những công ty này, làm dấy lên lo ngại về quyền lực gia tăng quá mức cần thiết của ngân hàng.

Tuy nhiên, điều mang lại cho gia tộc Morgan vẻ huyền bí chính là mối liên kết với chính phủ. Tương tự Rothschilds và Barings lừng danh, Morgan dường như có lợi thế trong việc tham gia cơ cấu quyền lực của nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ, Anh, Pháp và ở mức độ thấp hơn như Ý, Bỉ, Nhật. Đóng vai trò như một công cụ thể hiện quyền lực của Mỹ đối với các nước khác, mỗi động thái của J. P. Morgan & Co. đều ảnh hưởng lớn đến chính sách ngoại giao. Đối tác lâu năm của Morgan thường là những đại sứ tài chính mà công việc hằng ngày có liên quan mật thiết đến quốc gia đại sự. 

Trong cuộc khủng hoảng nghiêm trọng năm 1893, gia tộc Morgan và gia tộc Rothschild cho Bộ Tài chính Mỹ vay 3,5 triệu ounce vàng (tương đương gần 100 nghìn tấn vàng) để ổn định nền kinh tế. Nhờ vào việc nắm giữ nguồn cung cấp vàng cho chính phủ, gia tộc Morgan đã thành lập nên những tập đoàn lớn nhất nước Mỹ bao gồm General Electric, AT&T và U.S. Steel. Sức ảnh hưởng của gia tộc Morgan đối với Bộ Tài chính Mỹ khiến nhiều người tin rằng, chính gia tộc này đã giật dây nước Mỹ tham gia vào Thế chiến I nhằm bảo vệ những khoản cho vay của họ đối với Nga và Pháp.

Trong Thế chiến thứ II, gia tộc Morgan được cho là đứng đằng sau giật dây Nhật Bản tấn công Trân Châu cảng bằng cách âm mưu phân chia lợi ích chiến tranh với hai trong những tập đoàn lớn nhất Đế quốc Nhật Bản lúc bấy giờ là Mitsubishi và Mitsui. Tại thời điểm đó, J.P. Morgan Jr. đã cung cấp một khoản vay chiến tranh lên tới 500 triệu USD cho Pháp và nhận 1% hoa hồng trên tiền mua nhu yếu phẩm do chính những tập đoàn cung cấp.

Cho đến năm 1989, J. P. Morgan & Co. vẫn nắm quyền điều khiển nền tài chính Mỹ từ trụ sở nằm trên “Góc phố” Broad và Wall. Nằm giữa Sở giao dịch chứng khoán New York và Hội trường Liên bang, tòa nhà số 23 Phố Wall với lối vào ở ngay góc cắt và không đề biển hiệu, tạo cảm giác xa cách của hàng ngũ quý tộc. Phần lớn câu chuyện của công chúng đều xoay quanh tòa nhà được xây bằng đá cẩm thạch này cùng với các đời tổng thống và thủ tướng, ông trùm và nhà triệu phú từng đặt chân tới đó. 

Ngày nay, gia tộc Morgan đang sở hữu kho dự trữ vàng tư nhân lớn nhất thế giới. Nhiều tin tức bên lề cho rằng, kho vàng này có đường hầm nối thông tới Tòa nhà Ngân hàng Cục dự trữ Liên bang tại New York. J. P. Morgan & Co cũng có mối liên hệ chặt chẽ với các ngân hàng trung ương trên thế giới hơn bất cứ ngân hàng nào khác.

Khám phá và lật mở

Trong 150 năm, các ngân hàng này vẫn giữ vị trí trung tâm trong mỗi đợt hoảng loạn, bùng nổ và sụp đổ của phố Wall hay ở thành phố London. Chúng dự báo các cuộc chiến tranh và thời kỳ suy thoái, các vụ tai tiếng và điều trần, những vụ đánh bom và nỗ lực ám sát. Không một đế chế tài chính nào trong thời hiện đại duy trì tính ưu việt ổn định như vậy. không phải ai cũng biết về cách thức chuyển mình của Phố Wall từ cũ cho đến mới.

bức chân dung mới mẻ về gia tộc Morgan và các cộng sự cấp cao tài giỏi, những người góp phần đưa ngân hàng trở thành tập đoàn quyền lực xuyên quốc gia. Những tai tiếng, bi kịch, âm mưu được hé lộ đủ chất liệu để làm nguyên một bộ phim truyền hình”. 

Trong khi đó, Pittburght Press nhận xét: “Vượt xa cả lịch sử đơn thuần của ngành ngân hàng Mỹ, cuốn sách chính là câu chuyện về sự tiến hóa của nền tài chính hiện đại. Vấn đề được đề cập một cách khéo léo và hấp dẫn, thật khó để đặt cuốn sách xuống một khi bắt đầu đọc... Mỗi trang sách đều vô cùng thú vị”.

“Chúng ta sở dĩ có thể đoán định phần nào được Tương lai, chính là bởi những quy luật của Quá khứ, thường lặp lại”

Ngoài ra, thương hiệu này còn là chủ nợ của các tập đoàn công nghiệp lớn của Mỹ vào những năm 1880. Sau khi “người thầy” Anthony qua đời năm 1895, công ty đổi tên thành J.P. Morgan & Company. 

Khi các tuyến đường sắt phát triển mạnh mẽ khắp châu lục, J.P. Morgan đã lựa chọn đúng thời điểm để mở rộng khối tài sản của ngân hàng lẫn quyền lực của chính mình. Năm 1869, công ty đã cạnh tranh khốc liệt để giành quyền kiểm soát Albany và Susquehanna Railroad – những cái tên có tiếng trong hoạt động phát triển và cung cấp tài chính cho ngành đường sắt Mỹ. Năm 1889, Morgan bắt đầu tham gia lĩnh vực hợp nhất các ngành công nghiệp, ông đầu tư tài chính vào công ty Théo Liên Bang và sát nhập với Công ty thép Andrew Carnegie và một số công ty nhỏ khác để thành lập US Steel – công ty có giá trị tỷ USD đầu tiên trên thế giới.

Hậu duệ

J.P. Morgan có 4 người con, 3 gái và 1 trai. Trong đó, người con trai đã làm đại diện cho công ty J. Pierpont Morgan & Company của cha tại New York từ năm 1860-1864. Với vai trò này, ông phát triển quan hệ với giới tài chính tại Mỹ và Anh – 2 cường quốc nắm giữ sức mạnh kinh tế và chính trị thế giới thời bấy giờ.

Tạm kết

Biên niên sử nhà Morgan là tấm gương mà qua đó, độc giả có thể nghiên cứu những thay đổi trong phong cách, đạo đức và nghi thức của nền tài chính cấp cao, từ đó rút ra những bài học bổ ích cho chặng đường phát triển của nền tài chính nước nhà, vốn đi sau Mỹ cả thế kỷ. 1 tổ chức quyền lực của nước Mỹ... một tổ chức thậm chí còn nắm nhiều quyền hành hơn cả sự tưởng tượng hoang đường nhất của đa phần người dân Mỹ.

 
IO Stream

IO Stream Co., Ltd

30 Trinh Dinh Thao, Hoa Thanh ward, Tan Phu district, Ho Chi Minh city, Vietnam
+84 28 22 00 11 12
developer@iostream.co

383/1 Quang Trung, ward 10, Go Vap district, Ho Chi Minh city
Business license number: 0311563559 issued by the Department of Planning and Investment of Ho Chi Minh City on February 23, 2012

©IO Stream, 2013 - 2024