Search…

STDIO Starter Kit - Các Thành Phần Cần Thiết Để Học Điện Tử Cơ Bản

30/07/202010 min read
Bộ STDIO Starter Kit là bộ kit điện tử thống kê các thành phần cần thiết nhất cho người mới bắt đầu học điện tử bao gồm các bài hướng dẫn lập trình, sử dụng từng thành phần.

Bộ STDIO Starter Kit với mục đích tổng hợp các thành phần cần thiết nhất dành cho người mới bắt đầu học điện tử. Bao gồm các thành phần cơ bản nhất trong thế giới điện tử như đèn LED, tụ điện, điện trở, ...

Bộ kit hướng đến người mới bắt đầu có thể từng bước tìm hiểu từng linh kiện điện tử độc lập và kết hợp các thành phần với nhau. Để dễ dàng hơn, bộ kit bắt đầu với Arduino.

Bộ kit này dành cho

  • Những người mới bắt đầu học điện tử.
  • Những người trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhất là về lập trình, có thể dùng bộ kit như là một phương tiện để khám phá một thế giới khác - lập trình cho vi điều khiển thay vì đơn thuần lập trình cho hệ điều hành của máy tính.

Tính ứng dụng

Dựa trên các kiến thức này, cùng với sự sáng tạo của mỗi người có thể tạo ra vô số các ứng dụng:

  • Cảm biến ánh sáng và đèn LED: xây dựng một thiết bị tự động bật đèn khi trời tối.
  • Cảm biến nhiệt độ: đo nhiệt độ của môi trường xung quanh.

 Bài viết này giới thiệu đến bạn đọc các thành phần có trong bộ kit, cách nhận biết và các tài liệu liên quan.

STDIO Starter Kit - điện tử cơ bản

Tính học thuật

Thành phần

Bộ kit điện tử này gồm 2 phần chính:

  • Giới thiệu các thành phần, linh kiện cần thiết (phần cứng).
  • Các tài liệu để thử nghiệm, lập trình từng thành phần (phần mềm).

Tính học thuật

Nội dung của bộ kit như đã nêu trên gồm 2 phần chính: linh kiện và tài liệu, mục tiêu của sản phẩm này hướng đến học thuật.

Với các thành phần liệt kê trong bài viết này bạn đọc có thể:

  • Tìm mua riêng lẻ các thành phần, linh kiện tại các cửa hàng gần nhất, vẫn có thể sử dụng các tài liệu trong bài viết này để học tập do các thành phần được giới thiệu trong bài viết cũng là các linh kiện thông dụng.
  • Có thể đặt mua để hỗ trợ chúng tôi phát triển thêm nội dung và các sản phẩm, tư liệu hữu ích khác theo thông tin cuối bài.

Các thành phần trong STDIO Starter Kit

23 thành phần, linh kiện (phần cứng)

  1. 1 x Arduino UNO R3
  2. 3 x 5mm LED siêu sáng đỏ
  3. 3 x 5mm LED siêu sáng xanh lá
  4. 3 x 5mm LED siêu sáng xanh dương
  5. 3 x 5mm LED siêu sáng vàng
  6. 2 x 0.56" LED 7 đoạn
  7. 20 x Điện trở 220Ω
  8. 20 x Điện trở 560Ω
  9. 20 x Điện trở 1000Ω
  10. 20 x Điện trở 1500Ω
  11. 20 x Điện trở 2200Ω
  12. 20 x Điện trở 10000Ω
  13. 1 x Biến trở 10000Ω
  14. 10 x Tụ 100 nF
  15. 2 x 74HC595 Shift Register
  16. 1 x Cảm biến nhiệt độ LM35DZ
  17. 1 x Quang trở 10k
  18. 4 x Nút bấm nhỏ
  19. 1 x Piezo buzzer
  20. 1 x Breadboard GL-12 (830 lỗ)
  21. 1 x Bộ 40 dây cắm loại tốt
  22. 5 x Diode 1N4007
  23. 1 x Cảm biến khoảng cách SRF04

Trong bộ kit này, các thành phần được chia thành những nhóm chính sau:

  • LED.
  • Điện trở.
  • Tụ điện.
  • IC (integrated circuit - mạch tích hợp)
  • Và các linh kiện phụ trợ thêm.

9 tài liệu, hướng dẫn kiến thức, lập trình (phần mềm)

  1. Thông Số Kĩ Thuật Arduino Uno R3 - Các Biến Thể Và Lưu Ý
  2. Lập Trình Điều Khiển Đèn LED Với Arduino
  3. Điện Tử Cơ Bản Với Arduino - LED 7 Đoạn
  4. Điện Trở - Resistor
  5. Project 2 - Auto Turn On/Off LED
  6. Tụ Điện Và Ứng Dụng Trong Khử Nhiễu Tín Hiệu
  7. IC 74HC595N
  8. Đo Khoảng Cách Trong Không Gian Với Cảm Biến SRF05 Và Arduino
  9. Sử Dụng Button Trong Arduino

Giới thiệu các thành phần

Aruino Uno R3

Arduino Uno R3 (revision 3) là bo mạch thuộc dự án phần cứng mở Arduino - một trong những phiên bản được sử dụng rộng rãi nhất bởi giá thành rẻ và đơn giản trong lập trình. Arduino Uno R3 được xây dựng dựa trên vi điều khiển ATmega328P sử dụng thạch anh có chu kì dao động là 16 MHz. Vi điều khiển này có tổng cộng 14 pin (ngõ) ra / vào được đánh số từ 0 tới 13 (trong đó có 6 pin PWM, được đánh dấu ~ trước mã số của pin) và 6 pin nhận tín hiệu analog được đánh kí hiệu từ A0 - A5.

Tài liệu: Thông Số Kĩ Thuật Arduino Uno R3 - Các Biến Thể Và Lưu Ý

Arduino UNO R3
Arduino UNO R3

Nhóm LED

Đèn LED được chia ra làm nhiều loại khác nhau và có thể có những cách điều khiển riêng biệt, bộ kit cung cấp cho người dùng 3 dạng LED cơ bản.

LED đơn lẻ

Đây là dạng mà các đèn LED được tách ra thành từng đèn riêng biệt, mỗi đèn khi có dòng điện chạy qua sẽ cho một loại ánh sáng khác nhau.

Có 4 màu khác nhau trong kit: đỏ (5mm R), vàng (5mm Y), xanh lá (5mm G), xanh dương (5mm B).

Tài liệu: Lập Trình Điều Khiển Đèn LED Với Arduino

led siêu sáng 5mm
LED siêu sáng 5mm
LED 7 đoạn

LED 7 đoạn (7-segment LED) là một dạng LED tích hợp, thông thường dùng để biểu diễn các con số. Mỗi đèn LED tương ứng với một phần của con số tạo ra từ LED này. Với LED 7 đoạn có 2 loại là Common Anode (sử dụng chung cực dương) và Common Cathode (sử dụng chung cực âm).

Trong bộ kit LED 7 đoạn là loại Common Anode.

Tài liệu: Điện Tử Cơ Bản Với Arduino - LED 7 Đoạn

0.56" LED 7 đoạn
0.56" LED 7 đoạn

Nhóm điện trở

Điện trở

Điện trở là linh kiện giúp cản trở dòng điện khi đi qua nó, ứng dụng của điện trở có thể kể đến như giảm hiệu điện thế / cường độ dòng điện cho phù hợp với các linh kiện khác trong mạch. Loại điện trở trong kit được sử dụng là điện trở dạng cắm, có 6 mức giá trị khác nhau: 220Ω - 560Ω - 1000Ω - 1500Ω - 2200Ω - 10 000Ω và được phân biệt dựa vào vòng màu trên thân mỗi điện trở.

Tài liệu: Điện Trở - Resistor

Resistor 1/4W 10.000 Ohm
Điện trở cắm 1/4W 10.000Ω
Quang trở

Tương tự như biến trở, đây là loại điện trở có thể thay đổi giá trị dưới tác động của ánh sáng môi trường. Cường độ ánh sáng càng mạnh thì giá trị điện trở càng giảm và ngược lại.

Tài liệu: Project 2 - Auto Turn On/Off LED

photo resistor - quang trở
Quang trở 10.000Ω
Biến trở

Một dạng khác của điện trở, đặc điểm của dạng này là giá trị của điện trở có thể thay đổi dựa vào ngoại lực tác động lên chúng.

Cách điều chỉnh hay gặp nhất của loại điện trở này là điều chỉnh thông qua nút bấm, núm xoay ...

multiple value resistor
Biến trở tinh chỉnh 10.000Ω

Tụ điện

Tụ điện là loại linh kiện điện tử đặc biệt, có khả năng nạp / xả dòng điện trong khoảng thời gian rất ngắn. Ứng dụng của tụ điện được dùng để ổn định dòng, lọc nhiễu, ...

Tụ điện có 2 loại chính là tụ gốm (không phân biệt cực) và tụ hóa (có phân biệt cực).

Đơn vị dùng để đo độ nạp / xả của tụ điện là Farad (F) (được đặt theo tên của nhà khoa học đã nghiên cứu về vấn đề này - Faraday).

Tài liệu: Tụ Điện Và Ứng Dụng Trong Khử Nhiễu Tín Hiệu

Tụ điện 104
Tụ điện

Tụ điện được sử dụng trong kit là loại tụ gốm có giá trị là 100nF (100 nano-farad).

Diode

Diode hay phiên âm một số tài liệu còn gọi là đi-ốt, bằng việc sử dụng các loại chất bán dẫn khác nhau, linh kiện này cho phép dòng điện chỉ có thể di chuyển theo một hướng xác định. Nhờ tính chất đặc biệt này, nhiệm vụ của diode thường dùng để chỉnh lưu dòng điện.

Diode kèm theo kit là loại diode 1N4007 (thuộc họ 1N400x) có thể chịu được hiệu điện thế tối đa là 1000V với cường độ 1.0A.

Diode 1N4007 (1N400x)
Diode 1N4007

Nhóm mạch tích hợp - Integrated Circuit

Mạch tích hợp (IC - Integrated Circuilt) là một dạng mạch điện, nhờ công nghệ xử lý hiện đại nên kích thước được thu gọn chỉ còn vài chục mm đến vài mm.

Mỗi IC có thể đảm nhận một hay nhiều vai trò khác nhau trong mạch.

Kit hiện tại gồm có 2 IC: 74HC595 và LM35DZ.

74HC595

Đây là loại logic IC, có khả năng ghi nhớ tạm thời 8-bit dữ liệu. IC này thường được dùng để điều khiển một tổ hợp nhiều linh kiện điện tử khác nhau. Tên mã của IC này là 74HC595, có thể dễ dàng thấy được nhờ giá trị in trên thân của IC này. Ngoài ra, IC này còn có biến thể với tên gọi SN74HC595N có chức năng và cách sử dụng tương tự.

Tài liệu: IC 74HC595N

IC 74HC595
IC SN74HC595N
LM35DZ

IC có khả năng đo được nhiệt độ của môi trường xung quanh, giá trị trả về của IC này là hiệu điện thế tương ứng với mức nhiệt độ đo được. Tên của IC này cũng được in trên thân của nó.

Tương tự như 74HC595, IC này cũng có nhiều biến thể với tên gọi khác nhau như LM35, LM35D ... Các biến thể khác nhau ở dải nhiệt độ đo được.

LM35DZ
LM33DZ

Module

Cảm biến khoảng cách SRF04

Cảm biến khoảng cách dựa trên nguyên tắc phát và thu sóng âm. Dựa vào khoảng thời gian thu và phát này tính ra được khoảng cách từ vật thể đến cảm biến.

Tài liệu: Đo Khoảng Cách Trong Không Gian Với Cảm Biến SRF05 Và Arduino

Cảm biến khoảng cách - siêu âm SRF05
Cảm biến siêu âm SRF04

Các linh kiện phụ trợ

Ngoài các linh kiện kể trên, trong bộ kit còn có một số linh kiện phụ trợ giúp cho quá trình nghiên cứu dễ dàng hơn.

Các linh kiện có thể kể đến gồm: breadboard, dây cắm và nút bấm.

Breadboard

Ý tưởng của breadboard là một thiết bị cho phép ta kiểm tra tính năng của các thành phần / linh kiện mà không phải mất thời gian làm mạch hay hàn, chỉ cắm và chạy. Breadboard còn có một số tên gọi khác như test board.

Tài liệu: Sử Dụng Breadboard

Breakboard
Breadboard
Dây cắm

Dây cắm có 2 đầu bằng kìm loại, dùng để cắm vào breadboard và nối các thành phần lại với nhau. Kit cung cấp cho người sử dụng bộ 40 dây cắm loại tốt có kích thước bằng nhau, thuận tiện hơn cho quá trình sử dụng.

Dây điện
Dây cắm
Nút bấm

Công tắc vật lý cho phép dòng điện chạy qua khi có lực ấn xuống và ngắt điện khi không có tác động. Trong kit là loại nút nhấn nhỏ, thường gọi với tên khác là tact switch.

Tài liệu: Sử Dụng Button Trong Arduino

Button - nút bấm
Button - nút bấm

Thắc mắc và đặt hàng

  • Thông qua Messenger hoặc Zalo.
    • Tư vấn, hỗ trợ, đặt hàng.
    • Liên hệ hợp tác.
STDIO Starter Kit fullbox
STDIO Starter Kit
IO Stream

IO Stream Co., Ltd

30 Trinh Dinh Thao, Hoa Thanh ward, Tan Phu district, Ho Chi Minh city, Vietnam
+84 28 22 00 11 12
developer@iostream.co

383/1 Quang Trung, ward 10, Go Vap district, Ho Chi Minh city
Business license number: 0311563559 issued by the Department of Planning and Investment of Ho Chi Minh City on February 23, 2012

©IO Stream, 2013 - 2024