Search…

Lựa Chọn Phương Pháp Học Lập Trình Hiệu Quả

25/08/20203 min read
Phương pháp tiếp cận học tập nào cũng đòi hỏi sự chăm chỉ, miệt mài và cần có định hướng tốt.

Đối với việc học tập, tiếp cận cần làm quen với 2 hướng tiếp cận sau:

  • Học từ trên xuống (Ứng Dụng → Nền Tảng) - Top Down hay diễn dịch.
  • Học từ dưới lên (Nền Tảng → Ứng Dụng) - Bottom Up hay quy nạp.

1 trong 2 phương pháp sẽ phù hợp với 1 nhóm người cụ thể. Do đó, chỉ nên áp dụng 1 trong 2 phương pháp tại thời điểm cụ thể.

Phương pháp học từ trên xuống - Top Down

Phương pháp này phù hợp với đối tượng chưa có hứng thú với lập trình, cần có cảm hứng từ việc nhìn thấy được kết quả ngắn hạn mà lập trình mang lại để tạo nên niềm yêu thích trước.

Phương pháp này dùng trọng tâm là ví dụ, ứng dụng, hoặc sử dụng những ngôn ngữ lập trình hỗ trợ sẵn nhiều tính năng, giảm bớt thời gian để ra 1 kết quả mà phải học quá nhiều kiến thức, code quá nhiều, người học sẽ tập trung vào sử dụng những "thành phần đã có sẵn" để lắp ghép ra kết quả. Do kết quả xuất hiện nhanh nên có thể gây cảm hứng cho người học, nếu người học đã có cảm hứng, có thể tiếp tục đi sâu dần.

Nếu phù hợp với phương pháp có thể bắt đầu học lập trình từ những ngôn ngữ hỗ trợ nhiều như Python, JavaScript để tạo ra kết quả sớm nhất. Nếu muốn đi sâu hơn để hiểu rõ hơn về lập trình, có thể tiếp cận đến những ngôn ngữ mang tính nền tảng để hiểu rõ bản chất của vấn đề như C, C++.

Phương pháp học từ dưới lên - Bottom Up

Phương pháp này còn có thể hiểu là 1 cách quy nạp, từ những điều cơ bản và chi tiết sau quá trình dài tổng hợp thành 1 hướng đi và ứng dụng.

Phương pháp này phù hợp với đối tượng có nền tảng trước đó, sự hứng thú về việc tìm hiểu các thành phần nền tảng đã cấu tạo nên những ứng dụng hơn, đối tượng này không quan tâm nhiều đến kết quả trước mắt.

Nếu phù hợp với phương pháp này, có thể bắt đầu với ngôn ngữ C, C++ vì điều này có thể giúp trả lời những câu hỏi mà nếu tiếp cận ở tầng trên không đủ khả năng giải thích.

Phương pháp này cũng khá tốn thời gian và dễ đi lan man bởi vì nền tảng thì rất chi li và chi tiết.

Ưu và nhược điểm của mỗi cách tiếp cận

2 cách tiếp cận trên điều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.

  • Không thể xác định được bản thân phù hợp với phương pháp nào, do đó bạn nên thử nghiệm việc tiếp cận với mỗi phương pháp trước và chọn phương pháp tiếp cận phù hợp.
  • Phương pháp học từ trên xuống về bản chất có thể gây "ngủ quên trên chiến thắng" với 1 số đối tượng do khả năng dễ dàng hơn để tạo ra kết quả ngắn hạn và dừng việc nghiên cứu sâu. Cần kiên định để tiếp tục học sâu hơn (C, C++, Java, ...) khi cảm thấy đã đủ ở tầng cao này (Python, JavaScript).
  • Việc tạo ra kết quả ngay lập tức không chắc chắn rằng sẽ mang lại hứng thú cho đối tượng phù hợp với phương pháp học từ dưới lên.

Tuy nhiên, dù chọn phương pháp tiếp cận nào để có thể thành công hơn cũng cần hợp tác với những người có hướng tiếp cận ngược lại để cùng trao đổi, học tập để có thể giảm bớt được thời gian tự nghiên cứu, tìm tòi. Thực tế thì điều này thực hiện không dễ dàng vì tầm nhìn của các đối tượng ở 2 hướng tiếp cận rất khác nhau.

IO Stream

IO Stream Co., Ltd

30 Trinh Dinh Thao, Hoa Thanh ward, Tan Phu district, Ho Chi Minh city, Vietnam
+84 28 22 00 11 12
developer@iostream.co

383/1 Quang Trung, ward 10, Go Vap district, Ho Chi Minh city
Business license number: 0311563559 issued by the Department of Planning and Investment of Ho Chi Minh City on February 23, 2012

©IO Stream, 2013 - 2024