Search…

Giáo Dục - Truyền Cảm Hứng, Không Chỉ Truyền Tri Thức

25/08/20206 min read
Tri thức có thể kiếm tìm qua đào tạo, cảm hứng thì cần được lan tỏa và tìm thấy trong giáo dục.

Đào tạo bản chất là truyền cảm hứng cho người học, không phải chỉ tri thức. Việc đào tạo mang lại hiệu quả cao nếu người thầy tập trung vào giải quyết các câu hỏi tại sao và làm như thế nào thay vì cái gì. Tri thức hiện tại có thể tìm kiếm được, nhưng động lực để tạo ra tri thức mới lại từ sự sáng tạo và sự đam mê.

Không ai quan tâm bạn biết bao nhiêu, đến khi họ biết bạn quan tâm họ như thế nào.
- Theodore Roosevelt -

Đây là điều nhầm nhắc nhở rằng ở bất kỳ công việc gì, thay vì tập trung vào việc để người khác biết kiến thức mình sâu rộng thì nên tập trung vào việc giải quyết vấn đề.

Vậy bạn đến lớp làm gì? Vai trò người thầy là gì?

Có người đã từng nói ra lý do họ đến lớp vì điều gì trong khi "Google có hết" và "họ có thể tự học". Nguyên văn là:

  • "Có thể tìm kiếm các kiến thức về C++ trên Google, nhưng do bản thân không thể thẩm thấu, nên cần 1 người có thể giúp mình thẩm thấu".

Mục tiêu của đào tạo phải là gợi nên sự tò mò, sự liên tưởng và làm cho cả tâm và trí của học viên cảm thấy rằng mình muốn, mình cần tìm hiểu nó và mình sẽ tìm hiểu.

Phần còn lại sẽ dễ dàng hơn khi mà học viên đã tự chủ động trên đôi chân của mình. Vai trò lúc này của người thầy đơn thuần là “khích tướng” và giúp học viên của mình tìm ra câu trả lời. Nếu họ đã có động lực để tìm kiếm, họ sẽ đến đích. Khi bạn cần/muốn bạn sẽ làm được.

Sẽ dễ dàng hơn khi giảng dạy, bạn cho họ hiểu rằng bạn quan tâm đến từng người trong họ

Với mỗi người thầy, có lẽ ký ức với từng học trò của mình là 1 trong những điều rất thú vị. Trong các lớp học đông người, học sinh cảm giác những kiến thức của mình "trôi tuột" và dường như rất loãng, không thấy được phần "chất" nào của bản thân trong 1 nơi đông đúc, chúng ta chỉ là 1 cái bánh răng trong 1 cỗ máy.

Trong các lớp ít người hơn, hoặc khi thảo luận trong các nhóm nhỏ, mỗi người được phát triển mạnh hơn về khả năng. Thật sự rất ý nghĩa khi mà giảng viên, hay trưởng nhóm nhìn từng người và trả lời chính xác cho những thắc mắc của cụ thể của họ. Trong điều kiện này, mỗi người tự thúc đẩy bản thân mình học hỏi. Không có gì khó hiểu khi có điều kiện, ai cũng chọn các lớp học ít người với 1 giảng viên là người mà họ nhắm đến.

Điều quan trọng không kém là kiểm tra cả những kiến thức mà học viên đã biết rồi

Nếu không làm vậy, những học viên đang thiếu sót những mảnh vá kiến thức sẽ tiếp tục thiếu sót. Có 1 người đã chỉ cho tôi rằng, hãy dạy học viên của mình như dạy 1 đứa trẻ, và hãy dạy bài bản từ đầu, sau đó tiếp tục dựa trên nền tảng này để xây dựng tiếp cho học viên con đường xa hơn.

Ví dụ bạn đang dạy học viên lập trình C++ hoặc sử dụng các hàm có sẵn, bạn có thể gợi ý họ lập trình lại các hàm đó, bạn cũng có thể cho họ biết rằng C đã bắt đầu như thế nào, ngôn ngữ lập trình đã được tạo ra từ đâu.

Tùy vào khả năng của học viên, bạn có thể khích lệ họ ứng dụng các kiến thức đó vào đâu hoặc để họ hiểu rằng, nếu có cơ hội họ có thể tạo ra 1 ngôn ngữ lập trình mới. Có như vậy, họ có thể tự tìm kiếm được sự khác biệt và tính hiệu quả cho việc chọn 1 ngôn ngữ, công nghệ để phát triển 1 dự án cụ thể trong tương lai.

Bằng cách bắt đầu từ đầu, bạn đã giúp họ có được nền tảng vững chắc, từ đó học viên có thể tiếp tục xây dựng những điều mới mẻ trong tương lai. Không có nền tảng, họ sẽ không thể áp dụng được cho các dự án sau này.

Tìm các mối liên hệ giữa bài giảng và ứng dụng thực tế

Nếu không làm điều này, những kiến thức đang học như đang đứng bên lề của cuộc sống, học viên sẽ không biết vì sao phải học, và họ sẽ có thái độ loại bỏ kiến thức đó ngay khi học xong.

Làm điều này là không dễ vì mỗi học viên có 1 “thế giới thực tế” rất khác nhau. Nếu bạn đang dạy về việc dùng code để truyền sóng radio, bạn cần cho họ thấy được "nhiễu tín hiệu" khi có 2 kênh cùng tần số là gì?

Nếu họ đang học về xử lý nhị phân, bạn cần cho họ thấy 1 vài tính ứng dụng của các dòng code có liên quan nhị phân hữu hiệu ra sao khi nén, mã hóa dữ liệu hoặc xử lý Unicode.

Cuối cùng, đừng bao giờ khuyến khích học viên đạt điểm cao

Nếu chúng ta làm vậy, họ sẽ giới hạn khả năng bản thân chỉ để làm đúng điều mà người khác muốn chứ không phải mà điều mà họ cảm thấy đúng hoặc thế giới đang cần. Thay vào đó, chúng ta sẽ tận dụng mọi sự phát triển của học viên để họ xây dựng nên hình tượng 1 con người đó là chính họ.

Với cách làm này, học viên sẽ tưởng tượng và tạo ra những điều dựa vào thế giới quan của họ, họ sẽ tự tin hơn để làm những gì ngoài mong đợi của cuộc sống và tạo ra những điều mới.

Lời kết

Mặc dù để thực hiện được những điều trực quan như trên, cần có 1 nguồn kinh phí dồi dào để xây dựng các mô hình, ý tưởng, ứng dụng thực tế, nhưng có rất nhiều người thầy đang nỗ lực từng ngày để mang lại nhiều trải nghiệm mới hơn cho học trò.

Rất nhiều lần chúng tôi nhận được những liên hệ từ những người thầy ở vùng sâu vùng xa với các mong muốn như:

  • Ứng dụng AR (Unity) để dạy học sinh 1 cách dễ hiểu và sinh động hơn.
  • Tạo các học cụ dưới dạng ứng dụng.

Mặc dù nguồn kinh phí để nghiên cứu, thiết kế sẽ rất lớn nhưng qua những mong đợi đó cũng đủ để thấy được những người thầy luôn tìm cách phá bỏ được rào cản của mình từng ngày và để lại di sản là những thế hệ mới.

Không phải chỉ là công việc, mà nó còn là niềm vui.

IO Stream

IO Stream Co., Ltd

30 Trinh Dinh Thao, Hoa Thanh ward, Tan Phu district, Ho Chi Minh city, Vietnam
+84 28 22 00 11 12
developer@iostream.co

383/1 Quang Trung, ward 10, Go Vap district, Ho Chi Minh city
Business license number: 0311563559 issued by the Department of Planning and Investment of Ho Chi Minh City on February 23, 2012

©IO Stream, 2013 - 2024