Search…

7 Điều Không Nên Bỏ Qua Trước Khi Tham Gia Phỏng Vấn Kỹ Thuật

04/10/20207 min read
Với nhiều năm trong lĩnh vực đào tạo và tuyển dụng lập trình viên, nhận thấy các ứng viên mới khi chưa có kinh nghiệm thường mắc 1 số thiếu sót nhỏ có thể điều chỉnh để mang lại kết quả tốt hơn.

1. Điều gì quyết định bạn nhận công việc?

Tâm lý của ứng viên để quyết định có nhận việc hay không thường là lương hoặc học hỏi kinh nghiệm. Nếu bạn đang có tâm lý cần bồi dưỡng kinh nghiệm thì bạn không cần thiết đọc nội dung này.

Lương là một yếu tố rất quan trọng trong việc chọn nơi làm việc, tuy nhiên lương có phải là yếu tố quyết định hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, tôi đưa ra những 2 tình huống dưới đây:

  • Tình huống 1: Giả sử mức lương mong muốn của các bạn là 10 triệu/tháng, nhà tuyển dụng sẽ trả cho các bạn 80 triệu/tháng (gấp 8 lần so với mức lương bạn mong muốn) nhưng với các điều kiện sau:
    • Không có thời gian cuối tuần.
    • Phải kí hợp đồng ít nhất là 5 năm, nếu bạn hủy hợp đồng phải bồi thường tiền lương mà bạn đã nhận.
  • Tình huống 2: Một công ty đáp ứng được các yêu cầu của bạn về lương, về công việc, nhưng lại có các bất tiện sau:
    • Nơi làm việc cách chỗ bạn đang ở (sinh sống) 30km.
    • Đường bạn đi làm thường hay kẹt xe, ùn tắc giao thông.
    • Thời gian làm việc mỗi ngày là 10 giờ, chưa kể tăng ca (overtime).

Ngoài lương ra thì còn những yếu tố khác không kém phần quan trọng:

  • Môi trường: có chuyên nghiệp, có thân thiện, có thoải mái hay không?
  • Công việc: công việc có thú vị, có phù hợp với năng lực bản thân, có những thử thách hay không?
  • Vị trí địa lý của công ty: có thuận lợi cho việc đi lại hay không?
  • Lương: có phù hợp với công việc và trách nhiệm của mà công ty giao cho mình hay không?
  • Quyền lợi, nghĩa vụ của mình và công ty: quyền lợi và nghĩa vụ có cân bằng hay không?
  • Con người (đồng nghiệp): có thân thiện, hòa đồng hay không?

Bạn có thể tìm hiểu trước các mức lương ở 1 số công ty dành cho người mới trước và lựa chọn mức độ phù hợp với bản thân. Nếu như xác định sai, bạn có thể điều chỉnh lại vào lần sau.

2. Chuẩn bị CV thật cẩn thận

CV được dùng để mô tả về những thông tin của bản thân để nhà tuyển dụng có thể liên hệ và nắm bắt được chuyên môn của ứng viên:

  • Thông tin cá nhân bị thiếu hoặc không chính xác: nếu hồ sơ của bạn gây được ấn tượng hoặc phù hợp với vị trí mà nhà tuyển dụng đang tìm, họ sẽ liên lạc lại với bạn thông qua thông tin mà bạn đã cung cấp từ CV như: số điện thoại, địa chỉ email, ... nếu các thông tin này có sơ sót, việc nhà tuyển dụng có thể liên hệ sẽ gặp khó khăn.
  • Thông tin không thể hiện rõ ràng vào chuyên môn: thông qua CV nhà tuyển dụng muốn biết được kinh nghiệm làm việc của bạn, có những kỹ năng gì để đáp ứng được công việc mà họ đang cần, do đó thông tin nên liệt kê cụ thể những dự án, những công việc mà bạn đã từng thực hiện có liên quan đến chuyên môn, không nên đưa những thông tin không cần thiết quá nhiều.
  • CV cần có tính chuyên nghiệp cao: hạn chế sai chính tả hoặc các lỗi đánh máy. Với CV, nhà tuyển dụng không chỉ biết được những kinh nghiệm mà bạn đã trải qua mà họ còn có thể nhìn nhận được phong cách làm việc của bạn. Nếu chưa có kinh nghiệm bạn nên tìm kiếm 1 mẫu CV có sẵn và sử dụng hoặc học hỏi từ đó về cách thức trình bày.

3. Tìm hiểu công ty bạn muốn ứng tuyển

Việc tìm hiểu về công ty mà bạn muốn ứng tuyển là điều cần thiết. Thực tế cho thấy cũng rất khó để tìm hiểu được ở mức chi tiết nhưng bạn có thể tìm hiểu thông qua các kênh "càng gần với công ty mục tiêu càng tốt":

  • Từ những thông tin đại trà bạn có thể thu thập thông qua website của công ty.
  • Từ những thông tin do chính công ty truyền thông.
  • Lắng nghe thông tin từ bạn bè.
  • Được tư vấn bởi những người đang làm việc trong công ty đó.
  • Được trải nghiệm tham quan công ty đó.

4. Tìm hiểu công việc bạn ứng tuyển

Thông thường công việc ứng tuyển chỉ gần đúng với công việc thật sự, đôi khi công việc kế toán có thể là nhất thời và sau đó bạn có thể làm vài năm với công việc báo cáo.

Với các công ty về công nghệ, đôi lúc bạn làm website vẫn có rất nhiều trường hợp chuyển sang làm mobile apps.

Càng nhiều thông tin về định hướng của công ty, của công việc càng giúp bạn có được cái nhìn tổng thể, sự chuẩn bị cần thiết cho công việc hiện tại và sự thay đổi công việc trong tương lai.

5. Chuẩn bị kinh nghiệm làm việc

Điều thú vị nhất và cũng là điều thúc đẩy công việc nhanh hơn là được làm việc với những người có kinh nghiệm. Bạn có thể liệt kê lại những dự án (kể cả đồ án môn học) hoặc các kinh nghiệm khi thực tập.

Cũng rất khó khăn cho các trường hợp trong 1 số ngành chuyên môn hóa cao, kinh nghiệm cần được tích lũy thông qua dự án thực tế mới có được. Bạn có thể "hạ thấp tiêu chuẩn" để làm các việc xoay xung quanh chuyên môn chính để tích lũy và hiểu dần công việc chính.

  • Bạn có thể không cần phải thực tập ở vị trí quản lý khách sạn mà bắt đầu với công việc của 1 lễ tân.
  • Bạn có thể học hỏi để có thể bắt đầu với công việc kế toán hoặc thủ quỹ, hoặc thậm chí các công việc không tên khác hỗ trợ văn phòng trước khi trở thành 1 nhà quản trị kinh doanh.

6. Mức lương như thế nào là phù hợp

Đây là thật sự là một câu hỏi khó khi mới bắt đầu, nhưng bạn càng không đánh giá được nghĩa là giá của bạn càng thấp, đây cũng là 1 phần của thể hiện về mặt kinh nghiệm.

  • Căn cứ vào khối lượng công việc của mình khi được trúng tuyển.
  • Căn cứ vào trách nhiệm của mình đối với công việc được giao khi trúng tuyển.
  • Căn cứ vào mức lương đầu vào của công ty, nếu là các công ty đã có quy trình rõ ràng mức lương sẽ có tiêu chuẩn, bạn có thể tham khảo trước với những người đã từng làm ở đó.
  • Căn cứ vào kết quả bài kiểm tra hoặc căn cứ vào kết quả buổi phỏng vấn.
  • Căn cứ vào tính cấp thiết của công việc mà công ty đang tuyển dụng.
  • Căn cứ vào vị trí ứng tuyển.
  • Căn cứ vào môi trường làm việc, thời gian làm việc.

Bạn có thể tự tạo ra các công thức tối thiểu cho cuộc sống để dùng làm cơ sở về sự tối thiểu mà bạn có thể chấp nhận được, ví dụ:

  • Chi phí thuê nhà: 1.500.000 VND
  • Chi phí di chuyển: 1.000.000 VND
  • Chi phí ăn 3 buổi: 3 x 30 x 30.000 VND
  • Nhu yếu phẩm: 30 x 20.000 VND
  • Chi phí ốm đau: 1.000.000 VND
  • Giải trí: 4 x 200.000 VND
  • ...

7. Câu hỏi thường gặp từ nhà tuyển dụng

  1. Bạn hãy giới thiệu sơ lược về bản thân?
  2. Bạn có những điểm mạnh gì?
  3. Bạn có những điểm yếu gì?
  4. Vì sao bạn lại chọn công ty chúng tôi?
  5. Hãy đưa ra những lý do để chúng tôi tuyển bạn?
  6. Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?
  7. Nếu tôi trả thấp hơn mức mong muốn của bạn, bạn có làm không?
  8. Thành quả lớn nhất mà bạn cảm thấy hài lòng nhất trong công việc cũng như cuộc sống của bạn là gì?
  9. Nếu chúng tôi không nhận bạn?
  10. Bạn không thích điều gì ở người sếp của mình?
IO Stream

IO Stream Co., Ltd

30 Trinh Dinh Thao, Hoa Thanh ward, Tan Phu district, Ho Chi Minh city, Vietnam
+84 28 22 00 11 12
developer@iostream.co

383/1 Quang Trung, ward 10, Go Vap district, Ho Chi Minh city
Business license number: 0311563559 issued by the Department of Planning and Investment of Ho Chi Minh City on February 23, 2012

©IO Stream, 2013 - 2024